Tin giải quyết tranh chấp

news 6.1

Giải quyết tranh chấp Dân sự

Trong việc giải quyết tranh chấp dân sự, điều quan trọng nhất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là tạo, thu thập chứng cứ và chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ. Không phải ai cũng hiểu rõ điều này, vì vậy vai trò của luật sư ngày càng phát huy. Với kiến thức, kinh nghiệm và mối quan hệ của mình, luật sư sẽ đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

Trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự, thường có hai giai đoạn: Giai đoạn tiền tố tụng và giai đoạn tham gia tố tụng. Trong giai đoạn tiền tố tụng, khi nhận được yêu cầu của khách hàng, Luật sư giải quyết tranh chấp dân sự sẽ phải xác định xem yêu cầu của đương sự là quan hệ pháp luật nào, tranh chấp dân sự đó có thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án hay không? Hay do một cơ quan khác có thẩm quyền giải quyết. Vụ việc đó có nên khởi kiện hay không? Nếu khởi kiện thì thủ tục ra sao? Thời hiệu khởi kiện còn hay không?…

Trong giai đoạn tố tụng: Luật sư giải quyết tranh chấp dân sự sẽ hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ; giao nộp chứng cứ cho tòa án và đề nghị tòa án thu thập chứng cứ; hướng dẫn cho các đương sự lấy lời khai, thủ tục hòa giải. Trong nhiều trường hợp luật sư sẽ tự đi xác minh, thu thập chứng cứ để phục vụ cho công việc của mình…

Trong phiên tòa, Luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự sẽ thực hiện các quyền tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền, lợi ích cho thân chủ mình và làm sáng tỏ sự thật của vụ án. Sau phiên tòa, trong nhiều trường hợp, luật sư sẽ hướng dẫn cho đương sự làm thủ tục kháng cáo theo quy định của pháp luật. Trong nhiều trường hợp, nếu bản án đã có hiệu lực pháp luật, luật sư còn hướng dẫn cho khách hàng về thủ tục thi hành án và các vấn đề khác có liên quan. Đối với các việc dân sự, khi thực hiện dịch vụ pháp lý, luật sư sẽ giúp chuẩn bị hồ sơ yêu cầu giải quyết việc dân sự và tham gia trong giai đoạn tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu.

Những hoạt động tích cực của Luật sư giải quyết tranh chấp dân sự trong các giai đoạn của quá trình tố tụng có thể xem như một công cụ hữu hiệu để giúp cho các cá nhân, tổ chức bảo vệ được các quyền và lợi ích chính đáng của mình, đảm bảo cho hoạt động tố tụng được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ công lý.


VI PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ, MỘT CHỒNG?

Ngày 15/07/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2020/NĐ-CP để thay thế cho Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 và Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số […]


CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN TỪ NĂM 2021

Theo quy định hiện hành thì Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) chỉ có thể chuyển đổi trực tiếp thành Công ty trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH) theo quyết định của chủ DNTN nếu đủ các điều kiện được quy định […]


BẢN TIN PHÁP LUẬT – THÁNG 6/2020

Công ty Luật TNHH Inlaw chân thành cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng chúng tôi trong thời gia qua. Quý 3/2020 với nhiều chính sách mới, chúng tôi xin cập nhật một số nội dung nổi bật thông […]


© 2015 Inlaw, Phòng 18A-Tầng 1-Tòa nhà FOSCO1, 06 Phùng Khắc Khoan, Phường ĐaKao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
Email: lawyers@inlaw.vn